Hội thảo khoa học

Hội thảo khoa học cấp Bộ “Cơ chế thu hút chuyên gia pháp lý là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia đóng góp cho hoạt động pháp luật và tư pháp”

Tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 17/7/2025 – Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ với chủ đề “Cơ chế thu hút chuyên gia pháp lý là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia đóng góp cho hoạt động pháp luật và tư pháp”, với sự đồng hành của Công ty Luật TNHH Lawrel. Sự kiện diễn ra đã thu hút đông đảo đại biểu, chuyên gia và nhà khoa học trong và ngoài nước.

Đến tham dự Hội thảo có sự hiện diện của các vị khách quý:

– Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Ngọc Xuân – Thành ủy viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh;

– Đại biểu quốc hội Lê Thị Song An – Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh;

– TS. Nguyễn Hữu Huyên – Vụ Trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư Pháp;

– Ông Lý Hồng Huấn – Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh;

– PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;

– Thượng tá Lê Quang – Phó Trưởng Phòng 2, Cục An ninh đối ngoại, Bộ Công an;

– Bà Bùi Thị Công Nương – Phó Trưởng Phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh;

– Thiếu tá Trần Bá Quang Tiệp, Phòng 2, Cục An ninh đối ngoại, Bộ Công an;

– Bà Trần Thị Châu Giang – Phòng Đối ngoại – UBND Thành phố Hồ Chí Minh;

– Bà Lê Thị Lệ Duyên – Nguyên Chi Cục Trưởng, Chi Cục Thi hành án Dân Sự Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh;

– Ths. Vũ Thị Thu Quỳnh – Thẩm phán Tòa án nhân dân Khu vực 5, Thành phố Hồ Chí Minh;

– Ths. Võ Phong Hiếu – Thẩm phán Tòa án nhân dân Khu vực 6, Thành phố Hồ Chí Minh;

Cùng thành viên Ban chuyên môn, Chủ tọa, diễn giả, chuyên gia, nhà khoa học tham dự tại 2 phiên của Hội thảo.

(Chương trình hội thảo)

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Nguyễn Hữu Huyên nhấn mạnh tiềm năng to lớn của đội ngũ chuyên gia pháp lý là người Việt Nam định cư ở nước ngoài – một nguồn lực trí tuệ quý báu trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Hiện có hơn 5 triệu người Việt sinh sống và làm việc tại nước ngoài, trong đó khoảng 600.000 người là chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả pháp lý. Họ chủ yếu tập trung tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Anh, Pháp, Úc và Hàn Quốc.

Các chuyên gia này sở hữu kiến thức chuyên sâu về pháp luật quốc tế, được đào tạo tại các trường luật danh tiếng, có kinh nghiệm trong môi trường đa văn hóa và kỹ năng ngôn ngữ vượt trội – những yếu tố quan trọng để đóng góp vào quá trình cải cách pháp luật và tư pháp tại Việt Nam.

(TS. Nguyễn Hữu Huyên – Vụ Trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư Pháp phát biểu tại hội thảo)

Hội thảo làm rõ vai trò thiết yếu của lực lượng chuyên gia kiều bào trong:

  • Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để đáp ứng yêu cầu hội nhập;

  • Tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia;

  • Thúc đẩy nghiên cứu khoa học pháp lý, nâng cao vị thế của ngành luật Việt Nam trên trường quốc tế;

  • Kết nối, chuyển giao tri thức và làm cầu nối giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu thẳng thắn chỉ ra rằng hiện nay vẫn còn thiếu một cơ chế thống kê, kết nối và thu hút hiệu quả đội ngũ chuyên gia pháp lý kiều bào. Chính sách về quốc tịch và điều kiện làm việc tuy có tiến bộ nhưng vẫn chưa đủ hấp dẫn để lôi kéo các chuyên gia quay về đóng góp cho đất nước.

(TS. Lại Thị Phương Thảo, trưởng Bộ môn Pháp luật chuyên ngành, Viện Pháp luật kinh tế, trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội phát biểu tại hội thảo)

Các đại biểu đã chia sẻ nhiều mô hình thành công từ các quốc gia như:

  • Trung Quốc với các chương trình như “Ngàn nhân tài” đi kèm chính sách cư trú, tài chính và công nhận bằng cấp;

  • Hàn Quốc với visa F-4 cho phép người gốc Hàn làm việc và hành nghề tại quê hương;

  • Ấn Độ với cơ chế OCI (Overseas Citizen of India) tạo điều kiện để kiều dân hành nghề luật, giữ quyền lợi dân sự, xã hội.

Từ đó, các ý kiến đề xuất Việt Nam cần một chiến lược toàn diện với các chính sách như:

  • Môi trường làm việc minh bạch, chuyên nghiệp và có cơ hội phát triển nghề nghiệp;

  • Chính sách đãi ngộ cạnh tranh bao gồm lương, thưởng, nhà ở, bảo hiểm và hỗ trợ gia đình;

  • Ưu đãi về quốc tịch và thủ tục hành chính thông thoáng, khuyến khích kiều bào trở về đóng góp dài hạn.

(Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Ngọc Xuân – Thành ủy viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội Thảo)
(Đại biểu quốc hội Lê Thị Song An – Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh phát biểu tại hội thảo)

Phát biểu bế mạc hội thảo, PGS.TS. Trần Việt Dũng nhấn mạnh vai trò của các trường đại học trong việc tạo dựng mạng lưới chuyên gia toàn cầu. Ông cho biết Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh không chỉ nghiên cứu chính sách thu hút nhân tài mà còn duy trì kết nối với các cựu sinh viên đang làm việc tại nước ngoài. Ông khẳng định, để chiến lược thu hút chuyên gia thành công, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý và cộng đồng chuyên gia, hướng tới hình thành một mạng lưới tri thức mạnh mẽ phục vụ cải cách tư pháp và phát triển đất nước.

Hội thảo đã kết thúc thành công, mở ra nhiều hướng đi và giải pháp chính sách tiềm năng nhằm tận dụng hiệu quả nguồn lực trí thức kiều bào – những người con xa xứ luôn mong muốn đóng góp cho sự phát triển bền vững của quê hương.

(Các nhà khoa học, đại biểu chụp hình lưu niệm)

*Một số hình ảnh khác:

Xem thêm bài viết liên quan:

1) Báo Pháp luật Việt Nam:
https://baophapluat.vn/thu-hut-chuyen-gia-phap-ly-la-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-ve-cong-hien-can-co-nhung-chinh-sach-dac-thu-du-hap-dan.html

2) Tạp chí Đầu tư Phát triển:
https://dautuphattrien.net/su-kien-2/van-thieu-co-che-thong-ke-ket-noi-va-thu-hut-chuyen-gia-phap-ly-nguoi-viet-o-nuoc-ngoai.html

Các tin liên quan